Cách xây dựng hệ thống bán hàng khoa học, hiện đại
Blog

Cách xây dựng hệ thống bán hàng khoa học, hiện đại

Biết cách xây dựng hệ thống bán hàng khoa học, hiện đại sẽ giúp cải thiện doanh số, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Nếu bạn đang hoang mang giữa “mớ hỗn độn” của việc buôn bán, không biết sắp xếp thế nào, bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hệ thống bán hàng là gì ?

Trước khi tiến hành xây dựng hệ thống bán hàng, bạn cũng cần hiểu rõ khái niệm, mục tiêu của việc xây dựng hệ thống bán hàng. Vậy hệ thống bán hàng là gì?

Hệ thống bán hàng là toàn bộ những đơn vị hoạt động liên quan tới việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm toàn bộ các tổ chức làm công việc bán hàng từ người sản xuất, nhà phân phối, hệ thống đại lý, cơ sở bán lẻ,… ở tất cả các hình thức kinh doanh và mạng lưới kinh doanh của bạn.

Tại sao cần xây dựng hệ thống bán hàng?

Tại sao cần xây dựng hệ thống bán hàng?

Xây dựng hệ thống bán hàng cũng giống như khi bạn tạo nên một phòng tuyến. Nó như một căn cứ chủ chốt giữ vai trò quan trọng, quyết định tới con đường chinh phục thị trường của bạn. Khi đó, nhà phân phối, đại lý bán lẻ hay những nhà phân phối nhỏ lẻ hơn trực tiếp của bạn sẽ đóng vai trò nòng cốt để đưa sản phẩm từ tay bạn vào thị trường và đến tay các khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

Nhờ có hệ thống bán hàng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Cụ thể:

  • Ổn định hoạt động phân phối hàng hóa và bán hàng thông qua các chính sách, quy trình, cam kết rõ ràng. Từ quản lý tới nhân viên sẽ được hướng dẫn các nghiệp vụ chuyên môn một cách đồng bộ nhằm tạo văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp tạo dựng lòng tin vững chắc đối với khách hàng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả nhờ các chính sách bans hàng phù hợp với thị trường, mục tiêu và sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng tốt hơn, nhanh hơn, chuyển đổi bán hàng hiệu quả hơn.
  • Phát triển năng lực bán hàng cho nhân viên thông qua những chuẩn mực đã xây dựng trong hệ thống. Qua đó, họ sẽ nỗ lực từng ngày để đạt chuẩn và phát triển bản thân hơn.

Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống bán hàng khoa học

Xây dựng hệ thống bán hàng khoa học sẽ là bước tiền đề vững chắc để tiến hành các công việc khác trong quản trị hoạt động hệ thống bán hàng như: tổ chức và quản lý hệ thống bán hàng; kiểm tra, đánh giá và phát triển hệ thống bán hàng,…

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống kinh doanh

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống bán hàng

Muốn xây dựng hệ thống bán hàng khoa học, hiệu quả, bạn cần quan tâm tới một số vấn đề cơ bản dưới đây:

Xác định loại hình bán hàng

Đã là hệ thống thì bao hàm toàn bộ các bộ phận, hoạt động của bộ phận liên quan tới việc kinh doanh sản phẩm đó. Và để không bỏ sót bất kỳ kênh, bộ phận bán hàng nào, trước hết hãy liệt kê thật chi tiết.

  • Xác định các nhà phân phối, đại lý, sỉ, lẻ của bạn/doanh nghiệp, mô hình kinh doanh là b2b, b2c hay c2c
  • Phân chia/nhóm các đơn vị phân phối bán hàng đó theo đặc trưng cùng loại.
  • Tổng hợp các kênh bán hàng cụ thể đang sử dụng và chưa sử dụng có tiềm năng.
  • Thống kê các công cụ bán hàng cần thiết nâng cao doanh thu bán hàng.

Các yếu tố quyết định tới hệ thống bán hàng

Khi đã có “gạch để xây nhà”, tiếp đến bạn cần có thứ gắn kết là “vôi” vữa. Với xây dựng hệ thống bán hàng thì đó là các căn cứ để tạo nên hệ thống bán hàng. Và các căn cứ này bao gồm:

  • Các nguồn lực của doanh nghiệp: Hãy cân nhắc về tiềm lực của bạn. Bạn có những nguồn lực nào rồi? Nhân lực, tài lực, vật lực,… tất cả những thứ này đều sẽ là tài nguyên quan trọng để bạn tiến hành kinh doanh thuận lợi hơn.
  • Năng lực và trình độ quản lý: Xây dựng là một chuyện, có duy trình và phát triển hệ thống bán hàng tốt hơn từng ngay hay không thì nhà quản lý phải có năng lực và trình độ. Bởi vậy, không quan trọng bạn có bao nhiêu chuỗi cửa hàng, nhà phân phối mà hãy đảm bảo rằng các cửa hàng, cơ sở kinh doanh đó của bạn hoạt động thực sự có hiệu quả.
  • Phân phối theo nhu cầu khách hàng: Với những vùng có lượng khách hàng tiềm năng lớn, bạn sẽ cần tổ chức lực lượng bán hàng trực tiếp. Nhưng với những nơi có khách hàng thưa, nhỏ lẻ, hãy tổ chức bán lẻ thông qua đại lý hoặc hợp tác với những hệ thống bán lẻ khác. Vừa tiết kiệm chi phí, tối ưu hoạt động kinh doanh và đem thương hiệu/sản phẩm của bạn tới mọi thị trường.
  • Mục tiêu kinh doanh: Xây dựng hệ thống bán hàng khoa học là muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, quản lý dễ dàng hơn. Vậy bạn sẽ muốn đạt được những gì, như thế nào sau mỗi kỳ kinh doanh? Là doanh số, lợi nhuận, thị phần, nghiệp vụ của nhân viên tốt hơn,…?
  • Chính sách lâu dài: Khi xác định được thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu thì bạn cũng cần có hướng đi chính xác, hướng đi nào là trọng tâm, hướng đi nào là nhánh. Xây dựng những chính sách gần và lâu dài, tận dụng các nguồn lực, trình độ quản lý, tiềm năng khách hàng để tiến gần tới mục tiêu đặt ra tốt hơn.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống bán hàng

Nguyên tắc xây dựng hệ thống bán hàng

Nguyên liệu đều có đủ rồi! Tiếp đến là chúng ta cần có cách để xây dựng hệ thống bán hàng thành công. Và những nguyên tắc dưới đây sẽ chỉ điểm cho bạn:

  • Lựa chọn cơ cấu tổ chức hệ thống thông minh, phù hợp với nguồn lực: Dựa vào các thế mạnh về tài nguyên sẵn có mà bạn phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm phù hợp cho từng bộ phận nhân sự. Tránh tình trạng bên ôm đồm quá nhiều, quá tải, bên thì ngồi chơi.
  • Nhất quán các mệnh lệnh: Các nhân viên chỉ báo cáo và thực hiện mệnh lệnh ở cấp quản lý trực tiếp và người quản lý cũng chỉ giao mệnh lệnh với người trực tiếp quản lý. Điều này sẽ giúp hoạt động quản lý, thống nhất mệnh lệnh và công việc được thực hiện tốt hơn. Các nguồn thông tin được phân bổ đúng nơi đúng người, chính xác hơn.
  • Mệnh lệnh theo tuyến: Quyết định từ các cấp được thực hiện từ trên xuống dưới. và quyết định được báo cáo cho các cấp khác nhau trong tổ chức cần được thực hiện rõ ràng.
  • Cái tầm của quản lý: Tùy vào năng lực, trình độ của người quản lý mà phân bổ bộ phận, cấp quản lý cho phù hợp. Tránh tình trạng khai thác không triệt để tài năng của họ.
  • Chuyên môn hóa công việc: Việc chia nhỏ đầu công việc giúp mỗi người chỉ tập trung vào một công việc mà họ làm tốt nhất, điều này giúp tăng chất lượng công việc tốt hơn. Nhưng đừng quên gắn kết nhịp nhàng mỗi người, mỗi khâu lại với nhau nhé.
  • Mở rộng thị trường hãy cân nhắc kỹ lưỡng: Bạn cần xem vị trí có thuận lợi không, lượng khách hàng tiềm năng quanh đó, mật độ các cửa hàng, nhà dân, các đối thủ cạnh tranh,…

Cách xây dựng và phát triển đại lý, nhà phân phối sản phẩm

Cách xây dựng và phát triển đại lý, nhà phân phối sản phẩm

Nếu bạn có các đại lý, nhà phân phối trung gian các sản phẩm của bạn tới tay người tiêu dùng cuối cùng, bạn sẽ thảnh thơi hơn, tiếp cận thị trường rộng hơn. Chỉ cần đưa sản phẩm, đại lý và nhà phân phối sỉ lẻ sẽ đem tới tay khách hàng của họ ở khắp mọi nơi. Thật thảnh thơi nhỉ? Vậy làm thế nào để xây dựng hệ thống đại lý bán hàng tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp đây? Ngoài việc xây dựng hệ thống bán hàng khoa học chất lượng ra thì bạn cần áp dụng nhiều công nghệ trong quá trình quản lý kinh doanh có thể kể đến là phần mềm quản lý công việc sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triểu cũng như tối ưu kinh doanh của bạn.

Hãy lưu ý một số điều sau:

  • Xác định rõ mục tiêu của bạn về đại lý cần đạt được gì từ đại lý? Họ có hoạt động ổn định không? Tiềm lực của họ như thế nào? Có kinh doanh hiệu quả không? Đáp ứng được các nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh của bạn không?
  • Có cách quản lý đại lý hiệu quả, tạo mối quan hệ thân thiết, tận dụng mối quan hệ. Đồng thời, bạn cũng cần lưu trữ mọi thông tin trong các báo cáo chi tiết về doanh số, tỷ lệ lãi, hoa hồng cho đại lý; các vấn đề phát sinh cần giải quyết. Thậm chí, bạn đừng quên dành tặng cho họ những món quà tuyệt vời nhằm khuyến khích đại lý thúc đẩy kinh doanh và đạt chỉ tiêu cao hơn.

Trên đây là chi tiết về cách xây dựng hệ thống bán hàng khoa học, hiện đại mà bạn có thể áp dụng ở đa lĩnh vực khác nhau. Hãy tham khảo và thử vận dụng để xem hiệu quả của nó. Ngoài ra, nếu bạn muốn xây dựng website chuyên nghiệp, ổn định thì đừng quên liên hệ đến công ty cung cấp dịch vụ hosting như Mona Hosting để được hỗ trợ thông tin về vấn đề này.

Xem thêm : Tại sao bạn cần thiết kế website bán hàng online?, Tổng hợp mô hình kinh doanh trà – bánh