Những nội dung cần có trong giấy phép môi trường
Các dự án xây dựng, sản xuất được tiến hành đều ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường. Để đảm bảo dự án diễn ra thuận lợi nhưng không gây ô nhiễm thiên nhiên thì cần phải được cấp giấy phép môi trường bởi những đơn vị có thẩm quyền. Trong bài viết sau, Tea Juvenate sẽ giới thiệu đến các bạn những nội dung chính cần có trong giấy phép và những dự án bắt buộc phải xin giấy phép.
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép này được hiểu là văn bản cấp cho các tổ chức, cá nhân đang thực hiện dự án kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và có xả chất thải ra ngoài tự nhiên. Bản giấy phép này được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép cá nhân, đơn vị xả chất thải, quản lý chất thải cũng như nhập phế liệu từ các nước ngoài về để phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mọi hoạt động xả chất thải hay nhập phế liệu đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định thì mới được cấp giấy phép.
Giấy phép có thể được cấp cho từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục bởi vì mỗi giai đoạn, hạng mục của dự án đều phát sinh chất thải khác nhau nên cần được cấp giấy phép riêng. Các công ty có thể tìm đến các đơn vị tư vấn môi trường giúp chuẩn bị đầy đủ tài liệu và hồ sơ cần thiết để xin giấy phép đảm bảo tuân theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: Top 8+ Cây Lau Nhà Thông Minh Trung Quốc Bạn Nên Nhập
Những nội dung chính của giấy phép môi trường
Mỗi chủ dự án hay người quản lý dự án đều phải hiểu rõ về những nội dung trong giấy phép để thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Dưới đây là những nội dung chính của giấy phép được quy định trong khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
- Giấy phép cần có những thông tin về dự án như: thông tin chung về dự án đầu tư, khu sản xuất, dịch vụ sản xuất tập trung,…
- Cần có thời hạn sử dụng giấy phép cam kết bảo vệ môi trường cho dự án.
- Các nội dung cấp phép như: nguồn nước thải (lượng nước thải tối đa được thải ra môi trường, chất gây ô nhiễm trong nguồn nước thải, phương thức xả nước thải), nguồn khí thải (lượng khí thải tối đa được phép thải ra ngoài, chất gây ô nhiễm môi trường trong khí thải, cách thức thải khí, vị trí thải khí), nguồn ô nhiễm tiếng ồn và giá trị giới hạn của tiếng ồn.
- Giấy phép môi trường không thể thiếu công trình xử lý nước thải, khí thải, ô nhiễm tiếng ồn. Đồng thời, giấy phép phải chỉ rõ số lượng trạm trung chuyển chất thải và cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
- Nếu dự án nhập phế liệu từ nước ngoài về để sản xuất thì cần có thêm nội dung sau: khối lượng mỗi loại phế liệu, quy định về nhập phế liệu để an toàn cho môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp mẫu file quản lý bán hàng bằng excel miễn phí
Dự án, đối tượng nào buộc phải có giấy phép bảo vệ môi trường?
Theo Điều 39 Luật Môi trường năm 2020, các dự án đầu tư thuộc nhóm I, II, III có phát sinh chất thải ra tự nhiên và cần được xử lý thì cần phải xin giấy phép môi trường.
Trong đó, các dự án I, II, III được quy định như sau:
- Dự án đầu tư nhóm I: đây là dự án ảnh hưởng xấu tới môi trường ở mức độ cao. Bao gồm: các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có các tác nhân gây ô nhiễm môi trường với quy mô lớn; dự án xử lý chất thải nguy hại; dự án nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài; dự án sử dụng khu vực đất, khu vực biển có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án khai thác khoáng sản; dự án tái định cư quy mô lớn.
- Các dự án đầu tư nhóm II: là các dự án ảnh hưởng xấu tới môi trường ở mức trung bình. Bao gồm: dự án sản xuất, kinh doanh quy mô trung bình hoặc quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án di dân quy mô trung bình; dự án khai thác khoáng sản quy mô trung bình; dự án sử dụng đất, khu vực biển quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
- Dự án đầu tư nhóm III: đây là các dự án đầu tư ít gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Bao gồm: dự án sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ; dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng có phát sinh nước thải, khí thải hay tiếng ồn.
Xem thêm: Lưới che nắng – Đặc điểm, phân loại và ứng dụng thực tế
Thủ tục và quy trình làm giấy phép cam kết bảo vệ môi trường
Để xin giấy phép nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ và thực hiện theo quy trình sau.
Giấy tờ cần chuẩn bị
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin lập giấy phép môi trường bao gồm:
- Chuẩn bị văn bản xin cấp giấy phép.
- Cần chuẩn bị bản báo cáo đề xuất cấp giấy phép.
- Chuẩn bị tài liệu pháp lý của dự án đầu tư.
Quy trình xin giấy phép môi trường
Quy trình làm giấy phép bao gồm những bước sau:
- Bước 1: Chủ dự án nộp đầy đủ giấy tờ đã chuẩn bị và phí thẩm định cấp giấy phép cho đơn vị có thẩm quyền. Chủ dự án có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc gửi hồ sơ trực tiếp.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ, sau đó kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền gửi kết quả trực tiếp, gửi qua đường bưu điện cho chủ dự án.
- Bước 3: Sau khi đã gửi kết quả, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đăng ký môi trường trong vòng không quá 30 ngày.
Xem thêm: Cách chăm sóc hoa – kỹ thuật trồng hoa trà đẹp, nhiều hoa
Thời hạn sử dụng giấy phép bảo vệ môi trường là bao lâu?
Loại giấy phép này thường có thời hạn sử dụng khá lâu. Vì thế, nhiều người chủ quan không kịp làm giấy phép khi hết thời hạn gây vi phạm bộ luật được ban hành. Vì thế, hiểu rõ thời hạn sử dụng sẽ giúp chủ đầu tư xin lại giấy phép kịp thời.
Với các dự án đầu tư nhóm I, thời hạn sử dụng sẽ là 7 năm. Với các trường hợp còn lại thì thời hạn sử dụng giấy phép là 10 năm. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư muốn rút ngắn thời gian sử dụng giấy phép thì có thể đề nghị với cơ sở có thẩm quyền.
Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép bảo vệ môi trường
Câu hỏi: Đơn vị nào có thẩm quyền cấp giấy phép?
->Trả lời: Theo quy định làm giấy phép môi trường của Luật bảo vệ môi trường năm 2020, các đơn vị sau có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh, Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện.
Câu hỏi: Xử phạt đối với trường hợp không công khai giấy phép môi trường do Bộ Tài nguyên cấp.
->Trả lời: Đối với hành vi không công khai giấy phép bảo vệ môi trường có thể phạt tiền từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng.
Xem thêm: Tổng hợp những loại mô hình kinh doanh trà – bánh
Trên đây là những nội dung chính của giấy phép môi trường cũng như những thông tin liên quan. Hy vọng chủ dự án sẽ hiểu rõ những thông tin trên để thực hiện xin giấy phép theo đúng quy định.