Blog

Rau màu là gì? Cách trồng và chăm sóc rau màu

Ông bà ta có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc” qua câu nói này chúng ta cũng thấy được rau là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn vì chúng không những giúp bữa ăn trông ngon miệng hơn mà chúng còn đem lại nhiều lợi ích đến cho con người. Trong bữa ăn hàng ngày chúng ta đã ăn rất nhiều loại rau, tuy nhiên mỗi loại rau đều có đặc tính và tên gọi khác nhau, trong đó rau màu là nhóm rau được sử dụng nhiều nhất. Nói đến rau màu không phải ai cũng biết? Có nhiều bạn sẽ thắc mắc rau màu là gì? Chúng khác gì những loại rau thông thường? Để giải đáp mọi thắc mắc của các bạn sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về khái niệm “Rau màu là gì? Cách trồng và chăm sóc rau màu” trong bài viết dưới đây.

I. Rau màu là gì?

Rau màu là gì?
Rau màu là gì?

Rau màu là một loại thực phẩm lành mạnh, là tên gọi chung của nhiều loại thực vật ăn được dưới dạng lá là phổ biến. Ngoài ra rau màu còn tồn tại dưới dạng hoa, củ, quả. Rau màu là một nguồn thực phẩm phổ biến trong thực đơn hàng ngày, giúp đem lại những bữa ăn ngon, đồng thời mang đến nhiều sức khỏe cho người sử dụng.

II. Phân loại nhóm rau màu

Rau màu rất đa dạng và phong phú, chúng tồn tại dưới nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm sẽ bao gồm các loại rau khác nhau nhưng sẽ có cùng đặc điểm nhận dạng, công dụng, môi trường sống… sau đây là các nhóm rau màu phổ biến hiện nay:

1. Rau ăn lá

Rau ăn lá
Rau ăn lá

Rau ăn lá là nhóm rau màu phổ biến, chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong các loại rau được sử dụng ở nước ta. Nhóm rau này vô cùng phong phú và đa dạng vì vừa dễ trồng dễ chăm sóc và đem lại nhiều lợi ích cho người dùng như: Cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Cung cấp nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa; Giúp cơ thể trẻ em phát triển tốt, mau lớn, khỏe mạnh; Giúp đào thải các yếu tố độc hại ra khỏi cơ thể; Rau xanh rất tốt cho não bộ, làm đẹp da, chống lão hoá, giảm nguy cơ ung thư, chống lại quá trình thiếu máu, giảm loãng xương; Rau ăn lá không chỉ là loại thực phẩm dễ tìm, rẻ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người mà nó còn làm cho không khí ôn hòa… và còn nhiều công dụng khác trong đời sống.

Đặc điểm nhận dạng nhóm rau ăn lá là:  gồm các loại cây có lá, cuống lá và cả cành non mềm dùng làm rau. Nhóm rau này chủ yếu thuộc dạng thân cây mềm ngắn ngày. Hiện có rất nhiều loại rau ăn lá được sử dụng, mỗi loại rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Các loại rau ăn lá được sử dụng nhiều nhất và quen thuộc với mọi người bao gồm: cải bắp, rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, rau khoai, rau dền, rau cần nước…

2. Rau ăn củ

Rau ăn củ
Rau ăn củ

Nhóm rau màu ăn củ cũng chiếm tỉ trọng không hề nhỏ so với nhóm rau ăn lá. Đặc điểm nhận dạng nhóm rau màu ăn củ là: những loại rau có thân hoặc rễ phình to để dự trữ các chất dinh dưỡng. Nhóm này thường có thời gian sống dài hơn nhóm rau ăn lá, bên trong củ chứa nhiều tinh bột, vitamin B, vitamin C, chất xơ, các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt có nhiều loài sinh trưởng khá tốt trong mùa đông. Nhóm rau màu ăn củ rất dễ gặp như khoai lang , củ cải đỏ, khoai tây , cà rốt…

3. Rau màu ăn quả

Rau màu ăn quả
Rau màu ăn quả

Nhóm rau màu ăn quả bao gồm các loại rau thuộc họ nhà bầu bí, các loại quả như: mướp, cà chua, cà tím, dưa hấu… Tuy cùng là thuộc là nhóm rau nhưng rau ăn quả có thời gian sinh trưởng và phát triển lâu hơn so với rau ăn lá. Rau ăn quả phải trải qua chu kỳ ra hoa → đậu quả → nuôi trái lớn chia thành nhiều đợt và liên tục trong suốt đời sống của cây.

4. Rau ăn rễ

Nhóm rau ăn rễ tồn tại ít hơn so với các nhóm còn lại, tuy nhiên chúng được bán với giá thành tương đối cao như ngó sen Nelumbo.

5. Rau ăn thân, ăn hoa

  • Nhóm rau ăn thân là gồm những loại như: bạc hà, rau chuối, măng. măng tây…
  • Nhóm rau ăn hoa gồm hoa của thực vật có thể làm rau, chế biến món ăn như:hoa chuối, hoa điên điển, hoa thiên lý…

6. Rau thơm

Rau thơm
Rau thơm

Rau thơm là loại rau có công dụng ăn kèm với món chính, bao gồm rau răm, tía tô, rau quế, rau thì là, diếp cá, …

III. Quy trình kỹ thuật trồng các loại rau màu

1. Cách chọn đất trồng rau màu

Việc chọn đất cho từng loại rau màu vô cùng quan trọng, đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của rau màu và tác động đến năng suất mùa vụ. Mỗi loại rau sẽ phù hợp với mỗi loại đất khác nhau, đối với các loại rau màu sẽ phù hợp với các loại đất pha cát, đất sét, đất thịt, đất phù sa, ven sông… Đặc biệt cần lưu ý và chọn đất có lượng mùn cao và có độ PH từ 5.5 – 7. Nên lựa chọn vị trí thuận lợi gần nguồn nước và dễ dàng vận chuyển.

2. Cách cày, bừa, phơi đất

Cách cày, bừa, phơi đất
Cách cày, bừa, phơi đất

Nên cày, bừa và phơi đất 20 ngày trước khi gieo trồng. Việc cày, bừa và phơi đất tiến hành sớm để ngăn chặn các mầm mống bệnh trong đất, diệt cỏ dại, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, giúp các vi sinh vật trong đất phát triển tốt và giúp rễ cây bám sâu và sinh trưởng mạnh. Nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai bón lót trong lúc cày bừa để phân trộn đều vào đất.

3. Tạo màng phủ liếp

Sau khi hoàn tất việc cày, bừa, phơi đất cần tiến hành lên liếp để rễ cây phát triển tốt, đất được thoát nước, tránh tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, hạn chế được việc côn trùng phá hoại, ngăn ngừa bệnh và các loài thực vật có hại như cỏ dại. Đất trên liếp cần phải cho cao khoảng 20 – 40cm để tránh tình trạng ngập lụt, gây thối rễ cây và cây dễ chết vào mùa mưa hoặc mùa nước nổi. Bạn cần phải quan sát và chú ý đến hướng liếp để rau màu có đủ điều kiện hứng đủ sáng, lời khuyên dành cho bạn nếu muốn cây hứng đủ sáng nên chọn hướng Đông Tây – đây là hướng tốt nhất.

4. Xử lý hạt giống

Lựa chọn hạt giống kỹ lưỡng, vì hạt giống ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng rau màu. Nên phòng bệnh do các loại nấm khuẩn có sẵn trong hạt. Có nhiều loại giống cần phải qua khâu xử lý kỹ càng như: ngâm qua nước ấm để hạt giống nhanh nảy mầm và cũng có nhiều loại giống chỉ cần gieo thẳng xuống đất là được.

5. Cách gieo hạt giống

Hiện nay có hai cách gieo hạt giống được sử dụng phổ biến đó là gieo thẳng và gieo trong bầu:

 

  • Đối với việc gieo thẳng sẽ giúp cho rễ mọc sâu và cây sinh trưởng mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên gieo hạt giống thẳng sẽ khó chăm sóc và cây dễ hư hại khi gặp trời mưa.
  • Cách gieo trong bầu giúp cây sinh trưởng tốt hơn, cây dễ chăm sóc hơn và ít hư hỏng. Tuy nhiên gieo hạt trong bầu sẽ làm tốn công sức và nguồn lực khi cần phải làm bầu và rễ cây sẽ không phát triển sâu được.

 

IV. Cách chăm sóc rau màu

Giai đoạn chăm sóc rau màu là vô cùng quan trọng, chăm sóc đúng cách sẽ giúp đem lại năng suất cao và rau màu có chất lượng tốt, hãy tham khảo các cách chăm sóc rau màu đúng cách dưới đây:

1. Tưới nước cho rau màu

Tưới nước cho rau màu
Tưới nước cho rau màu

 

Tưới nước cho rau màu là phương pháp không hề đơn giản, muốn tránh tình trạng lãng phí nước vì tưới quá nhiều hoặc gây ngập úng bạn nên từ bỏ cách tưới phổ thông mà chuyển sang cách tưới nhỏ giọt hoặc cách tưới theo kiểu phun mưa, hai cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhân công và tránh gây lãng phí nước. Ngoài ra nếu bạn tưới theo hai cách này sẽ giúp nước thấm sâu vào trong đất và vào rễ cây.

2. Bón phân cho rau màu

Công ty Cổ Phần Phân Bón Hà Lan
Công ty Cổ Phần Phân Bón Hà Lan

 

Nên kết hợp đồng thời giữa phân bón hữu cơphân NPK Hà Lan để đảm bảo chất lượng và đầy đủ nhu cầu cho rau vì rau màu thuộc nhóm cây ngắn ngày cần nhiều chất dinh dưỡng. Nên vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo giống. Hoặc bón phân vào rãnh ở một hay hai bên hàng cây; rải phân hữu cơ trên mặt hoặc giữa hàng cây để tăng nhanh hiệu quả.

Rau màu là một trong những thực phẩm không thể thiếu đối với con người, chúng đem đến lợi ích kinh tế và cả sức khỏe cho con người. Vì vậy việc trồng và chăm sóc rau màu là vô cùng quan trọng, với những thông tin mà Tea Juvenate có giới thiệu phía trên hi vọng sẽ giúp cho người nông dân và những ai đang có ý định canh tác trồng rau màu biết thêm nhiều kiến thức trong việc trồng và chăm sóc cây rau màu hiệu quả.