Blog

Quy trình thiết kế thi công nhà máy chế biến thực phẩm hiện nay

Khi thiết kế một nhà máy thực phẩm bạn phải nắm rõ được các quy trình làm việc để thực hiện đúng tiết kiệm chi phí và thời gian. Quy trình thiết kế luôn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và khá là phức tạp. Vậy đâu là một quy trình thiết kế thi công nhà máy thực phẩm tiêu chuẩn hiện nay. Để tiết kiệm được công sức và tránh các rủi ro bạn nên tham khảo quy trình được Tea-Juvenate chia sẻ sau đây.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm

Tiêu chuẩn thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm

Trước khi đi vào tìm hiểu quy trình thiết kế nhà máy bạn cần biết các tiêu chuẩn cần có của nhà máy chế biến thực phẩm theo quy định hiện hành của GMP Groups Vietnam. Có nhiều các tiêu chuẩn được đưa ra để đảm bảo chất lượng các sản phẩm mà nhà máy đưa ra thị trường.

Tiêu chuẩn ISO 22000

An toàn thực phẩm luôn là điều kiện bắt buộc với mọi nhà máy, cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO22000 đưa ra các yếu tố đánh giá và các nguyên tắc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy với hệ thống Phân tích mối nguy hiểm và HACCP. Các nhà máy khi thi công cần được tư vấn ISO để đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định.

Tiêu chuẩn về xây dựng nhà xưởng

Việc đầu tiên phải xem xét khi xây dựng nhà xưởng đo là vị trí xây dựng. Vị trí phải đảm bảo cách xa khu dân cư, tránh các khu vực ô nhiễm, có điều kiện giao thông thuận lợi. Nhà máy có hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống xử lý chất thải và điều kiện cơ sở vật chất tốt.

Thiết kế nhà máy thực phẩm cần đảm bảo các phân xưởng và dây chuyền đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế rác thải. Có các công nghệ và biện pháp phòng ngừa, bảo quản tốt thực phẩm khỏi vi khuẩn, dịch bệnh xâm nhập.

Bên trong nhà máy cần được phân khu rõ ràng giữa các bộ phận có chức năng khác nhau tránh gây lây nhiễm chéo. Sử dụng các loại vật liệu chống bám bụi, dễ dàng vệ sinh không ảnh hưởng đến quá trình chế biến thực phẩm. Thiết kế các lối ra vào thuận tiện việc đi lại và luân chuyển trong xưởng.

Để đảm bảo độ sạch trong nhà máy cần lắp đặt hệ thống thông gió và các thiết bị trong phòng sạch. Luồng không khí trong xưởng sản xuất cần được lưu thông và các chỉ số được duy trì ở mức cho phép. Lắp đặt các hệ thống theo dõi về độ ẩm, nhiệt độ, chỉ số bụi để kiểm soát được môi trường làm việc. Nhà máy cũng phải cung cấp đầy đủ ánh sáng để làm việc đúng tiêu chuẩn.

Quy trình thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm

Sau khi đã tìm hiểu các tiêu chuẩn cần có cho một nhà máy thực phẩm ta tiến hành thực hiện các quy trình thiết kế. Để thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm phải trải qua 4 bước cụ thể như sau:

Lên kế hoạch thiết kế chi tiết

Lên kế hoạch thiết kế chi tiết

Khi làm bất cứ một việc gì chúng ta cũng cần lên kế hoạch thật chi tiết cho công việc đó để xác định rõ mục tiêu và phương hướng. Dựa vào công năng và dây chuyền sản xuất của nhà máy mà bạn lên kế hoạch bố trí các phân xưởng hợp lý nhất. Bạn nên nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia để tư vấn cho mẫu thiết kế nhà máy khoa học nhất.

Việc lập lên kế hoạch trước khi đi vào thiết kế giúp bạn tiết kiệm được công sức và không bị mắc các sai lầm ảnh hưởng đến quá trình thi công. Bản kế hoạch luôn định hướng cho các công việc mà bạn sẽ thực hiện và đem lại kết quả tốt hơn.

Tìm hiểu và chọn ra thiết kế phù hợp


Tùy thuộc vào sản phẩm mà nhà máy sản xuất hay địa hình nơi đặt nhà máy mà có nhiều cách thiết kế khác nhau. Vì vậy kiến trúc sư dựa trên các đặc điểm thực tế để chọn ra mẫu thiết kế phù hợp nhất cho nhà máy.

  • Dây chuyền sản xuất

Đối với các nhà máy thực phẩm dây chuyền sản xuất là bộ phận không thể thiếu do đặc tính làm việc. Các sản phẩm theo hệ thống ray đi từ bộ phận này sang bộ phận khác với nhiều công đoạn chế biến khác nhau. Vì vậy mỗi một dây chuyền phải được bố trí hợp lý để phù hợp với không gian sản xuất và tiết kiệm chi phí sản xuất.

  • Nhiệt độ và thông gió

Nhiệt độ trong xưởng sản xuất luôn đảm bảo theo đúng các yêu cầu đối với từng loại thực phẩm. Nhà máy cần được lắp đặt các hệ thống thông gió cục bộ để luôn làm mới không khí trong xưởng và tạo không gian sạch hơn cho xưởng sản xuất.

  • Lối đi trong xưởng

Giao thông nội bộ trong nhà máy cũng phải được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo tối ưu nhất. Không gian di chuyển phù hợp và kết nối giữa các bộ phận hợp lý giúp tiết kiệm thời gian và công sức đồng thời tăng hiệu quả làm việc. Diện tích mỗi khu vực được thiết kế đảm bảo đủ công suất làm việc của bộ phận đó.

Thiết kế xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm

Thiết kế xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm

Sau khi bố trí các bộ phận, hệ thống cần thiết một cách hợp lý có thể tiến hành xây dựng nhà máy. Tuy nhiên có một vài điểm lưu ý khi lựa chọn các vật liệu hay thiết bị cho nhà máy.

  • Nền nhà xưởng

Với nền nhà cần chọn lát các loại gạch chống trơn trượt. Tùy từng khu vực mà sàn nhà được thiết kế với độ dốc khác nhau nhưng đảm bảo hợp lý trong quá trình sản xuất. Lắp đặt các đường ống dẫn nước thải tránh nước lênh láng trên nền nhà ảnh hưởng đến công việc, nhân viên đi lại có thể bị trơn ngã.

  • Kho bảo quản thực phẩm

Các nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm xong khi đã được chế biến xong cần được bảo quản tốt trong môi trường thích hợp. Mỗi một nhà máy luôn được thiết kế một nhà kho bảo quản thực phẩm nhằm phục vụ công tác lưu trữ và bảo bảo. Nhà kho được đặt tại vị trí gần với xưởng sản xuất và được cung cấp đầy đủ các hệ thống giữ nhiệt, an toàn thực phẩm.

  • Hệ thống phòng sạch

Các nhà máy sản xuất thực phẩm được thiết kế dưới dạng phòng sạch nên việc lắp đặt hệ thống phòng sạch là không thể thiếu. Đầu tiên là thiết bị thông gió tạo luồng không khí lưu thông trong xưởng. Với các khu vực hạn chế yêu cầu độ sạch cao hơn cần có Air Shower khử khuẩn trước khi ra vào phòng.

Với các chất thải từ nhà máy cần có cơ chế xử lý riêng trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Hệ thống cấp và thoát nước được thiết kế phù hợp cho việc cung cấp nguồn nước sạch sản xuất và thải các chất bẩn. Đảm bảo sạch sẽ trong suốt quá trình làm việc đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên.

Sử dụng những loại thiết bị hỗ trợ phù hợp

Sử dụng những loại thiết bị hỗ trợ phù hợp

Các nhà máy chế biến thực phẩm hiện nay hầu hết đã được công nghiệp hóa khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ sản xuất để tăng năng suất làm việc. Với mỗi một loại thực phẩm khác nhau nhà máy sẽ lựa chọn lắp đặt các hệ thống khác nhau.

Ví dụ về nhà máy sản xuất bánh cần có các máy trộn kích cỡ lớn để nhào bột và dây chuyền tạo hình sản phẩm. Với một số công đoạn cần làm thủ công cần bố trí thêm công nhân hỗ trợ. Việc bố trí xen kẽ các lao động bên cạnh các máy móc giúp họ kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn và tăng năng suất làm việc.

Các thiết bị này thường có kích cỡ rất lớn nên cần được bố trí phù hợp trong các giai đoạn sản xuất khác nhau. Công suất làm việc của thiết bị cũng vô cùng lớn vừa tăng năng suất làm việc vừa đem lại hiệu quả cao với chất lượng sản phẩm tuyệt vời.

Bên cạnh các thiết bị hỗ trợ chế biến thực phẩm các nhà máy thực phẩm cũng nên lắp đặt các thiết bị phòng sạch nhập khẩu, thiết bị giám sát và theo dõi để kiểm soát tốt công việc. Các thiết bị khác hỗ trợ trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tránh gây ra hậu quả khó lường.

Đó là các quy định và các bước thực hiện trước khi bạn thực hiện thiết kế thi công nhà máy chế biến thực phẩm. Quá trình lập dự án xây dựng một công trình nào đó lúc nào cũng phức tạp nên hãy tìm hiểu thật kỹ các vấn đề liên quan khi xây dựng nhà máy để tránh mắc các sai lầm đáng tiếc nhé.