Hướng dẫn cách trồng cây mộc và lợi ích của hoa mộc
Chắc có lẽ không ai là không biết về cây mộc, đây là loại cây được khá nhiều người yêu thích hiện nay và loại cây có tên gọi khá mộc mạc, có sức hút mạnh mẽ. Hơn nữa xét về mùi hương của cây hoa mộc thì có mùi thơm khá dễ chịu, nhẹ nhàng nên phù hợp sử dụng trồng trong vườn hay làm cây cảnh trang trí nhà cửa. Chính vì thế mà trong bài viết này, Tea Juvenate sẽ hướng dẫn cách trồng cây mộc mang lại hiệu quả cao, bạn hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết.
I. Tìm hiểu về cây mộc
Cây mộc luôn là cái tên mang đến cho ta sự mộc mạc, giản dị và có nét gì đó rất đơn sơ thế nhưng không giống như những loại cây khác, cây hoa mộc có sự thu hút bởi hoa màu trắng, màu vàng cũng như mùi hương khá nhẹ nhàng, lôi cuốn mọi người xung quanh.
Tên tiếng anh của cây là Osmanthus Fragrans, ngoài tên này ra thì còn một số loại tên khác như cây hương mộc, cây quế hoa hay cây hoa mộc tê. Cây hoa mộc thuộc họ tường vi có xuất xứ và nguồn gốc từ Châu Á, xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, được sử dụng làm cây cảnh, thiết kế sân vườn hiện nay.
Cây mộc mang ý nghĩa gì?
Cây mộc chính là sự kết hợp giữa yếu tố của tự nhiên, thể hiện sự nhã nhặn, bền vững, kiên cường cùng với mùi hương thơm đặc trưng vốn có toát lên sự nhẹ nhàng, quyến rũ và thanh tao.
Đặc điểm của cây hoa mộc
Xét về đặc điểm thực vật học
- Lá: Màu xanh đậm có mép răng cưa hình trứng bầu và lá có mặt nhẵn bóng. Lá cây dài từ 7->15cm và rộng khoảng 4cm.
- Thân: Cây thuộc dạng thân gỗ, cây bụi nên có khả năng sống lâu năm, chiều cao của cây nằm ở khoảng 3->15m. Ở thân chính có nhiều nhánh, nhiều cành và thân có màu nâu xám.
- Hoa: Có màu trắng, màu cam hoặc màu vàng. Hoa khá lớn có 4 cánh rất mịn, bóng loáng. Tính về bề rộng của hoa thì có đường kính tầm 1->1,5cm, hoa hay mọc ở các vị trí như gần ngọn, kẽ lá. Hơn nữa, hoa mộc có mùi hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ và nở nhiều vào mùa thu.
- Quả: Quả của cây mộc màu tím và chín quá sẽ chuyển sang màu đen, chiều dài của quả là 9 -> 20mm. Vào mùa xuân thì quả rụng, chín và bạn sẽ ít khi thấy quả của cây vì % đậu quả vô cùng hiếm.
Xét về đặc điểm sinh thái
Cây mộc là cây có khả năng sinh trưởng, khả năng phát triển cực kỳ tốt, cây không có yêu cầu nhiều trong việc chăm sóc và rất ít khi mắc sâu bệnh hại, có thể thích nghi nhanh chóng trên các vùng đất cũng như điều kiện sống khác nhau.
Khác với những loại cây khác, thì cây hoa mộc lại thích nghi tốt ngay cả khi sống ở bóng râm, nơi ẩm ướt thì cây vẫn phát triển bình thường.
II. Hướng dẫn cách trồng cây mộc
Cách trồng cây mộc
Phương pháp nhân giống hữu tính
Phương pháp trồng bằng hạt hiện nay rất ít người sử dụng bởi tỷ lệ mọc cây của nó rất ít và rất mất thời gian. Khi đó bạn nên chọn các loại hạt giống chắc khỏe, không mắc sâu bệnh và có khả năng nảy mầm tốt.
Một số lưu ý trong trồng cây mộc
- Tưới nước cho cây hàng ngày để cây hấp thụ và phát triển tốt
- Thường xuyên cắt tỉa cành để cây phát triển tốt hơn
- Lau sạch mặt lá tránh để sâu xâm hại
- Nếu thấy lá vàng, lá úa thì phải cắt bỏ ngay
Phương pháp vô tính (giâm cành)
Với phương pháp này được áp dụng phổ biến sẽ giúp cho cây phát triển nhanh, tỷ lệ sinh trưởng tốt và đồng thời tiết kiệm được thời gian. Khi đó, bạn cần phải chọn cành to, khỏe, nhất là cành bánh tẻ là tốt nhất, trước khi đi giâm cành thì nên bỏ vào đất tơi xốp đã được trộn với trấu đặt ở vị trí thoáng mát, có độ ẩm khoảng 65->80%.
Tiếp sau đó, bạn nên đặt vào cành lấp tầm 14cm rồi ấn kín đất để cố định cây không bị nghiêng, ngã. Đồng thời bạn phải tưới nước cây đất ẩm rồi đợi sau 70-80 ngày để cho cây thích nghi với đất, mọc rễ thì mới có thể chuyển ra vị trí khác trồng phù hợp hơn, hỗ trợ cho cây phát triển.
Điều kiện chăm sóc
Do cây hoa mộc có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi thời tiết và điều kiện môi trường cho nên khi chăm sóc cây hoa mộc thì bạn cần chú ý các yếu tố như sau:
- Điều kiện ánh sáng: Tốt nhất là bạn nên trồng cây mộc ở những nơi có ánh sáng đủ, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển. Thế nhưng cây mộc cũng ưa bóng nên tốt hơn hết bạn không nên đặt cây ở vị trí trống quá, nắng chiếu nhiều sẽ ảnh hưởng sự phát triển triển của cây.
- Đất trồng: Rất dễ trồng, cây hoa mộc có thể phù hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là nên trồng trong đất thịt, đất tơi xốp để có độ thoát nước tốt hơn.
- Nước: Tưới nước thường xuyên cho cây,bởi cây thích nghi tốt trong môi trường có độ ẩm cao giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Phân bón: Bạn nên bón phân định kỳ cho cây khoảng 3 tháng/ lần, loại phân bón sử dụng đó là phân NPK, phân hữu cơ. Nếu bạn mới trồng và chưa có nhiều kinh nghiệm chọn loại phân bón thì có thể liên hệ phân bón hà lan để được tư vấn chi tiết hơn.
III. Lợi ích của cây hoa mộc mang lại
Trong ngoại thất
Trong ngoại thất thì cây hoa mộc được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn để trồng, bởi thân cây và dáng cây đẹp, cứng cáp và có những chùm hoa nhỏ xinh xắn phù hợp để trồng cây cảnh ngoại thất và tiểu cảnh.
Hơn nữa, hoa mộc có mùi thơm vô cùng quyến rũ, tạo nên không gian độc đáo và mùi hương nhẹ nhàng đem lại cảm giác thoải mái cho con người. Thường thì bạn có thể thấy cây hoa mộc được trồng nhiều trong gia đình, biệt thự, khu tập thể,…
Trong ẩm thực
Trong ẩm thực thì cây hoa mộc sẽ được các đầu bếp và mọi người sử dụng ở phần vỏ, lá, hoa để tạo nên hương vị cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, hoa mộc được dùng để làm hoa ướp trà tăng thêm mùi hương quyến rũ đem lại một thức uống mới lạ.
Một số lợi ích khác
Ngoài những lợi ích mà chúng tôi đã kể trên thì cây mộc còn có lợi ích dùng trong y dược, làm thuốc chữa bệnh và là cây phong thủy đuổi vận đen, khi xấu mang lại sự bình yên, thịnh vượng cho ngôi nhà.
IV. Kết luận
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi cũng đã giới thiệu đến cho bạn về cây hoa mộc, cách trồng, cách chăm sóc cũng như các lợi ích mà cây mộc mang lại. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn nhiều, mang lại những thông tin hữu ích.