Sức khỏe mỗi ngày

Ăn uống sau phẫu thuật – sau mổ nên ăn gì

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật cùng với chế độ sinh hoạt, chăm sóc vết mổ là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục của vết thương. Vậy ăn uống sau phẫu thuật, sau mổ nên ăn gì, uống gì, kiêng kỵ gì? Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia thông qua bài viết dưới đây.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng với người sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng luôn được coi như một “đòn bẩy” giúp phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng.

Sụt cân sau phẫu thuật là điều phổ biến thường thấy, đặc biệt ở những bệnh nhân ung thư. Nếu không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết không chỉ khiến người bệnh ốm yếu, khó lành mà còn có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành, chuyên gia y tế công cộng Quỹ Toàn Cầu, chuyên chăm sóc dinh dưỡng sau phẫu thuật cho người bệnh ung thư đưa ra lời khuyên: Sau phẫu thuật, cơ thể yếu, không ăn được nhiều khiến người bệnh dễ bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật, giảm nguy cơ sụt cân, người bệnh nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Công ty chỉ y tế CPT Medical – chuyên sản xuất chỉ phẫu thuật và vật tư y tế cho biết rằng: việc ăn uống thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tự tiêu biến của các loại chỉ.

Nguyên tắc ăn uống sau khi phẫu thuật 

Nguyên tắc ăn uống sau khi phẫu thuật

Nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng, người bệnh nên tuân thủ các chỉ định về ăn uống của bác sĩ. Một số nguyên tắc ăn uống sau phẫu thuật, sau mổ người bệnh cần tuân thủ như:

  • Ăn những thức ăn lỏng, lỏng, dễ nuốt khi mới phẫu thuật xong.
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ (4 – 6 bữa).
  • Uống nhiều nước và ăn những thực phẩm có nhiều đạm từ (thịt nạc, gia cầm, thịt đỏ, cá,…), các thực phẩm có năng lượng, glucid để bảo vệ gan.
  • Tăng lượng thức ăn khi cơ thể bệnh nhân dung nạp tốt vào những ngày sau đó.
  • Không dùng nhiều đồ ăn dầu mỡ, các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…) gây ảnh hưởng sức khỏe mà quá trình hồi phục.
  • Trường hợp buồn nôn, nôn nao cần sử dụng các loại thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kết hợp với chế độ sinh hoạt, chăm sóc vệ sinh vết thương hợp lý để vết thương mau lành nhất.
  • Thực hiện duy trì chế độ dinh dưỡng cao ít nhất 1 tháng với bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng. Trường hợp ghép gan cần duy trì tới 6 tháng, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Ăn uống sau phẫu thuật, sau mổ nên ăn gì?

Tùy vào từng nhóm người bệnh phẫu thuật can thiệp đường tiêu hóa hoặc không can thiệp mà có từng chế độ ăn uống cho hợp lý. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh cần đảm bảo những dinh dưỡng cần thiết sau đây:

Đạm

Đạm (hay protein) là một trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Đặc biệt với những người sau phẫu thuật, bổ sung đủ đạm còn giúp tái tạo mô, rút ngắn quá trình làm lành vết thương nhờ acid amin. Bổ sung sắt cho quá trình sản sinh máu mới. Điển hình như các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, tôm, cua, cá,…

Chú trọng đồ ăn chứa đạm Protein

Ngoài ra, trứng cũng là một thực phẩm giúp bổ sung nhiều protein, canxi, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, vitamin A, E, K, vitamin B,… cũng giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Vitamin và khoáng chất

Vitamin A, B, C, E, K và các khoáng chất như sắt, kẽm, kali, canxi,… góp phần quan trọng trong quá trình làm đông máu, tăng cường năng lượng vào cơ thể. 

Một số nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên hữu ích với cơ thể như rau củ quả (cải xoăn, rau bina, rau diếp cá,…).

Chất đường và nhiều chất xơ

Bổ sung các chất đường tinh bột và chất xơ giúp cơ thể có thêm năng lượng cần thiết cho hoạt động cơ thể, đẩy lùi mệt mỏi.

Sau phẫu thuật ăn chất đường và nhiều chất xơ

Người bệnh nên bổ sung các chất tinh bột đường cùng chất xơ từ tự nhiên như:

  • Rau củ quả: Không chỉ bổ sung lượng carbohydrate dồi dào, rau củ quả còn giúp bổ sung vitamin, chất xơ giúp phòng trừ táo bón hiệu quả. Rau củ quả c trong khẩu phần ăn sẽ giúp phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng.  Một số loại rau củ quả phù hợp với người bệnh sau phẫu thuật, sau mổ như: cà rốt, bông cải xanh, ớt chuông ngọt, rau mầm, súp lơ, bắp cải, khoai lang, khoai tây,…
  • Ngũ cốc: Đây là nguồn bổ sung carbohydrate, protein, chất xơ và vitamin – khoáng chất quan trọng. Những loại ngũ cốc dinh dưỡng cần cho quá trình làm lành vết thương phẫu thuật như lúa mạch, lúa mì, yến mạch, gạo, các loại hạt,…

Bên cạnh các thành phần trên, ăn uống sau phẫu thuật, sau mổ ăn gì hồi phục nhanh thì người bệnh cũng cần bổ sung thêm chất béo (từ các loại hạt, dầu cá, hạt..), probiotics (sữa chua, pho mát,..). Trong đó, các chất béo có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo. Probiotics có khả năng bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. 

Luu ý khi ăn kiêng sau khi phẫu thuật

Một số lưu ý kiêng khem sau phẫu thuật bạn nên biết

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật, sau mổ, người bệnh cần tránh những sai lầm sau:

  • Tập trung bồi bổ quá mức: Cơ thể sau phẫu thuật yếu, khó khăn trong việc hấp thụ. Bởi vậy, người bệnh không nên ăn quá nhiều, chỉ nên bồi bổ ở mức vừa phải với các thực phẩm cần thiết.
  • Không tham khảo ý kiến bác sĩ: Với mỗi bệnh nhân có thể trạng và mức độ hồi phục khác nhau. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn uống phù hợp.

Ngoài các thực phẩm nên ăn, sau phẫu thuật người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ nếp, chất kích thích, acid cao, đồ dễ lên men, muối chua, thực phẩm cứng khó tiêu hay thực phẩm chưa nấu chín để đảm bảo vết thương mau lành và an toàn cho sức khỏe.

Những chia sẻ trên đây của Tea-juvenate về ăn uống sau phẫu thuật, sau mổ nên ăn gì chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tham khảo ý kiến cụ thể của bác sĩ để được tư vấn tùy vào tình trạng bệnh, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.