Sức khỏe mỗi ngày

Các kỹ thuật nhân giống cây trồng hiệu quả, dễ thực hiện

Hiện nay để nhân giống cây trồng thì gồm rất nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên để cho hiệu quả, dễ dàng thì có 2 phương pháp được sử dụng rất nhiều tại nhà hiệu quả , dễ dàng đó là hữu tính và vô tính (chiết cành, giâm cành, ghép). Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn các kỹ thuật nhân giống cây trồng hiệu quả, dễ thực hiện này.

I. Phương pháp nhân giống hữu tính

Phương pháp nhân giống hữu tính
Phương pháp nhân giống hữu tính

 

1. Nhân giống hữu tính là gì

Phương pháp nhân giống hữu tính chính là nhân giống bằng cách gieo hạt. Đây là phương pháp được áp dụng phổi biến nhất khi cần nhân số lượng cây trồng lên bởi dễ thực hiện

Ưu điểm

  • Hệ số nhân giống cao, đồng loạt
  • Chi phí thấp
  • Kỹ thuật dễ làm, đơn giản
  • Tuổi thọ của cây trồng thường cao
  • Nhanh tạo ra cây con
  • Cây được nhân giống có bộ rễ khoẻ, thích nghi tốt

Nhược điểm

  • Cây nhân giống khó giữ được đặc tính giống cây mẹ
  • Cây nhân giống thường ra hoa kết quả muộn
  • Cây nhân giống thường chăm sóc khó khăn do thân tán cao, việc thu hái sản phẩm cũng gặp khó khăn

Trường hợp nào sử dụng nhân giống hữu tính

  • Công tác lai tạo chọn giống
  • Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

Lưu ý khi sử dụng phương pháp nhân giống hữu tính

  • Đảm bảo nhiệt độ không quá cao, không quá thấp, độ đẩm đất luôn đảm bảo 70-80%.
  • Đất gieo hạt phải thoáng khí, tơi xốp
  • Nắm được đặc tính, sinh lý của hạt như: một số hạt nảy mầm ngay trong hạt, chín sinh lý sớm, một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, một số hạt để lâu sẽ mất sức nảy mầm, một số hạt cần bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo
  • Phải chọn giống sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, các cây có đặc điểm của giống muốn nhân, chọn những hạt mẩy, to, cần đối, cây con khoẻ, to, sinh trưởng cân đối

2. Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

Gieo ươm hạt trong bầu

  • Phương pháp này sử dụng trong cả gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép cả phương pháp nhân giống bằng hạt.
  • Cách nhân giống: Hạt giống sẽ được xử lý và ủ cho nướt nanh sau đó được tiến hành gieo vào túi bầu nhỏ hoặc túi bầu tiêu chuẩn sau đó ra ngồi sau. Hỗn hợp bầu được sử dụng là: Phân chuồng hoai mục + đất vởi tỷ lệ 1m3 đất mặt +200kg phân chuồng + 10kg supe lân.
  • Cách chăm sóc: Cây được thường xuyên tưới nước, nhổ cổ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh

Gieo ươm hạt trên luống đất

  • Yêu cầu: Đất gieo được cày bữa kỹ, bóng lót 0,5 kg supe lân/100m2 + 50kg phân chuồng, lên các luống cao từ 10-15 cm, mặt luống rộng hoảng 0,8 m, khoảng cách giữa các luống khoảng 40cm
  • Cách nhân giống: Hạt giống gieo thành hốc hoặc hàng với khoảng cách tuỳ thuộc, gieo trực tiếp hoặc gieo ươm để lấy cây ra ngôi. Độ sâu lấp hạt từ 1-3 cm phụ thuộc vào thời vụ gieo
  • Cách chăm sóc: Tưới nước giữ ẩm thường xuyên, xới xáo phá váng, nhổ cổ, sử dụng các loại phân bón phù hợp, kiểm tra và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loáng

II. Phương pháp nhân giống vô tính

Chiết cành được nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ
Chiết cành được nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ

Đối với phương pháp vô tính gồm 3 phương pháp chính để nhân giống:

1. Nhân giống vô tính là gì

Nhân giống vô tính là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con. Phương pháp này thường lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành. Chỗ đắp đất phải cạo vỏ để tạo ra mô sẹo giúp kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ sẽ tiến hành cắt thành một cây độc lập. Đây thực chất là phương pháp giâm cành cành được giâm không tách rời khỏi cây mẹ

2. Các phương pháp chiết cành:

  • Chiết nhiều cành: Những cây có cànhkhó nén xuống đất, cứng thô thì có thể dùng phương pháp này.
  • Chiết nén một cành: Chọn cành uốn cong vùi vào đất, sát đất để ngọn cành lộ ra ngoài đất
  • Chiết cành cao: Phương pháp này thường được gọi là chiết cành

Cách tiến hành chiết cành:

  • Chọn cành chiết ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, không có sâu bệnh và ổn định phát triển. Chọn cành chiết có đường kính 1-2 cm, phơi ra ánh sáng, ở tầng tán giữa. Không chọn cành dưới tán, cành na và cành vượt
  • Sau đó dùng dao khoan vỏ có độ dài khoảng 1,5 lần đường kính gốc cành. Rồi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch từ phần tượng tầng đến lớp gỗ
  • Sau đó tiến hành bó bầu. Đất bó bầu gồm: 2/3 đất vườn được đập nhỏ +1/3 là mùn cưa, xơ dừa, rơm rác, bọc bầu bằng giấy potytylen rồi buộc kín hai đầu bằng lạt mềm
  • Khoảng 60-90 ngày sau tuỳ thuộc vào thời vụ khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu tráng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết cho vào vườn ươm

Ưu điểm:

  • Thời gian nhân giống nhanh
  • Tỷ lệ sống cao
  • Cách làm đơn giản
  • Giữ nguyên đặc tính của cây mẹ
  • Cây được nhân giống thường thấp, thuận lợi cho việc chăm sóc
  • Cây được nhân giống ra hoa kết quả sớm

Nhược điểm:

  • Hệ số nhân giống thấp
  • Cây bị nhân giống chóng cỗi, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ
  • Sản lượng ít
  • Không phù hợp với trồng đại trà
  • Cơ thể của cây con không được thay mới triệt để

Lưu ý:

  • Phương pháp chiết cành đều được thực hiện chủ yếu vào đầu xuân, khí hậu ấm áp, nhựa cây bắt đầu chảy, hoa bắt đầu rụng. Bởi cây con được chiết vào mùa xuân khi trải qua thời gian sinh trưởng trong mùa thu và mùa hè đã được hình thành bộ rễ.
  • Khi cây mẹ rụng lá khoảng 1 tháng để cây con tự sinh trưởng dựa trên bộ rễ của mình thì nên tách cây con ra khỏi cây mẹ. Sau một thời gian mới trồng cây con vào chậu

3. Phương pháp giâm cành

Với Giâm cành, cây giống sớm ra hoa kết quả
Với Giâm cành, cây giống sớm ra hoa kết quả

Giâm cành là phương pháp nhân giống bằng cơ quan sinh dường. Phương pháp nhân giống này dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành.

Cách tiến hành:

  • Với cây có rụng lá mùa đông, dạng gỗ cừng lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với cây ăn không rụng lá , cây ăn quả gỗ mềm thường giầm cành vào mùa sinh trưởng
  • Nền giâm là: than bùn, cát khô, xơ dừa hoặc nền đất. Thời vụ, chủng loại và loại cành giâm sẽ khác nhau.
  • Chọn cành giâm ở giữa tầng tán, chiều dài hom giâm khoảng 15 cm. Đối với cành giâm lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm từ 2-4 lá
  • Có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch :IBA, a NAA, IAA ở nồng độ 2000 – 4000 ppm vài giây
  • Cần tưới ướt bề mặt lá ở dạng phun sương tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi có một đợt lộc sinh trưởng, có rễ lúc đó mới tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn
  • Từ khi giâm đến cho rễ và lộc mới ổn định mới cần được cho vào nhà giâm, cần chọn thời tiết thuận lợi hoặc có mái che lúc đó mới tiến hành ra ngồi

Ưu điểm:

  • Cây giống được nhân sớm ra hoa kết quả
  • Thời gian nhân giống nhanh
  • Giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ
  • Có thể nhân được nhiều giống mới

Nhược điểm: Cần phải có kỹ thuật và thiết bị cần thiết để kiểm soát được độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng

4. Phương pháp ghép

Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép

Phương pháp ghép là phương pháp tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa nhú ra ở đoạn thân non hoặc nách lá của cây có đặc tính nổi bật và đặt vào một cây khác phát triển tốt và sống khoẻ, gốc ghép tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép

2 Cách ghép:

  • Ghép cành: bao gồm ghép chẻ, ghép áp, ghép nêm
  • Ghép mắt: bao gồm ghép mắt kiểu chữ T, ghép cửa sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ

Giống gốc ghép yêu cầu những đặc điểm sau:

  • Tăng trưởng khoẻ, có khả năng thích nghi rộng
  • Có khả năng chịu được sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi
  • Giống gốc ghep dễ gây giống, ít mọc mầm phụ, sinh trưởng nhanh

Ưu điểm:

  • Giữ được đặc tính giống cây mẹ
  • Giống làm gốc ghep cho ra hoa kết quả sơm
  • Hệ số nhân giống cao
  • Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây
  • Tăng khả năng chống chịu của cây như hạn, úng, rét và sâu bệnh

Nhược điểm: Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, thao tác ghép và cả cành ghép

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong các kỹ thuật nhân giống cây trồng hiệu quả, dễ thực hiện. Hy vọng qua bài viết này của Tea Juvenate các bạn có thể tự tay thực hiện một trong hai cách nhân giống cây trồng ở trên để có được những cây trồng mà không mất đi đặc tính vốn có của cây nhé. Để tìm hiểu thêm nhiều kĩ thuật trồng trọ và chăm sóc cây trồng các bạn có thể tham khảo Công ty Phân Bón Hà Lan. Chúc các bạn thành công!